Thám tử truy tìm tung tích trẻ dạt nhà
- 15/04/2017
- |
- Lượt xem: 1293
Dịch vụ thám tử truy tìm thông tin trẻ dạt nhà bỏ trốn của công ty thám tử tư Tấn Phát. Thông tin họ cung cấp cho văn phòng thám tử Tấn Phát rất mơ hồ: Con gái bỗng bỏ đi, không mang theo đồ đạc hay tiền, nick chat cũng tắt.
Thám tử tư: 8h tối chưa thấy con về, bố mẹ Hương lo cuống, gọi điện khắp nơi mà không thấy. Mọi người chia nhau ra tìm kiếm, người thì phi lên cửa khẩu để dò hỏi thông tin xem Hương có bị lừa bán không, người chạy báo công an, còn lại tỏa ra các phố tìm kiếm... nhưng đều vô vọng. Họ đành cầu cứu các thám tử Tấn Phát. Hương là học sinh lớp 10 một trường cấp 3 ở Cầu Giấy, Hà Nội, vốn rất ngoan, thường cứ 4 giờ tan học là 4 rưỡi có mặt ở nhà. Tối không thấy con về, bố mẹ em lo lắng, hỏi bạn thân của con thì được biết, Hương đã xin nghỉ một tiết và về trước.
Thông tin họ cung cấp cho văn phòng thám tử Tấn Phát rất mơ hồ: Con gái bỗng bỏ đi, không mang theo đồ đạc hay tiền, nick chat cũng tắt.
Các thám tử bắt tay ngay vào việc tìm kiếm. Biết được nick chat cô bạn thân của Hương, họ đã lần được vào blog của cô bé và thấy bức ảnh Hương chụp với nhóm bạn đang đi xe đạp ruồi (hay còn gọi là xe X-game) ở gần trường Tô Hoàng trên phố Đại Cồ Việt. Lập tức, hai thám tử tư được cử tới theo dõi trước cổng trường.
Một manh mối khác cũng được phát hiện: khi xem phòng của Hương, thám tử đã nhặt được mẩu giấy ghi số điện thoại nhà riêng của một người tên Nam. Từ đó, họ đã lần được địa chỉ nhà Nam và biết đây là học sinh nam lớp 11 cùng trường với Hương. Hai thám tử khác lại được bố trí quan sát trước cổng nhà Nam.
Ngay đêm sau, nhóm thám tử Tấn Phát thấy Hương đi cùng Nam, đạp xe X-game với một nhóm bạn tập hợp ở cổng trường Tô Hoàng rồi đi về phía đường Bà Triệu. Khi biết tin này, bố mẹ em muốn đưa ngay con về đánh cho trận, nhưng các thám tử đã tư vấn gia đình nên theo dõi tiếp. Bố mẹ em đồng ý.
Sau khi đi chơi, Hương theo Nam về nhà ngủ và cô bé bị mẹ Nam mắng nhiếc thậm tệ nên cũng rất buồn. Ngày hôm sau, nhóm thám tử tư dàn cảnh để một người dì của Hương vô tình gặp em đang đi trên đường và đưa cháu về.
Ông Lê Minh Nhật, giám đốc văn phòng thám tử Tấn Phát cho biết, đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ tìm trẻ bỏ nhà mà văn phòng thám tử Tấn Phát được nhờ tìm kiếm. Thường các đối tượng là học sinh cấp 2, cấp 3, thậm chí sinh viên đại học. Có vô vàn lý do khiến các em có hành vi này: muốn chứng tỏ bản thân với bạn bè, vì nghiện game (chơi ở nhà bị cấm đoán), hay nghe theo lời rủ rê của bạn xấu, người yêu. Có trẻ cố tình "dạt nhà" để gây sức ép với cha mẹ. Cũng có em bỏ đi do bị trầm cảm hay gặp các vấn đề rối nhiễu tâm lý (thường viết thư để lại) hoặc vì bị bố mẹ xúc phạm.
Như trường hợp của Hồng, Hai Bà Trưng, Hà Nội là ví dụ. Linh đi du học Singapore được 2 năm. Tháng trước, bố mẹ cô tá hỏa khi tình cờ phát hiện con không còn học ở trường nữa.
Với các thông tin mà bố mẹ Hồng cung cấp, thám tử biết Hồng đã về Việt Nam. Họ hướng dẫn bố mẹ em cách kiểm tra việc rút tiền bằng thẻ của con thì phát hiện, Hồng đã rút tiền cách đây mấy hôm ở một máy ATM tại quận Ba Đình, Hà Nội.
Gia đình cung cấp thêm thông tin con gái họ rất nhát, không quen ai trong thành phố đó nên thám tử ban đầu xác định cô bé có thể ở đâu đó bán kính 1-3 km quanh khu rút tiền. Ngoài ra, họ cũng nghi ngờ Hồng bị trầm cảm và đang trốn trong một khách sạn sau khi được xem một số email em gửi cho bố mẹ gần đây với nội dung tỏ vẻ lo sợ và trầm uất.
Một nhóm thám tử được giao nhiệm vụ rà soát lại các nhà nghỉ khu vực nghi ngờ. Khi tìm tới một nhà nghỉ nhỏ ở quận 1, họ phát hiện mặt người lễ tân thoáng biến sắc lúc nhìn tấm ảnh Hồng. Bằng vài mẹo nhỏ, thám tử moi được thông tin Hồng đã ở đây được 2 tuần rồi bố trí để người nhà đến đón em. Đúng như dự đoán, Hồng bị trầm cảm nặng, em òa khóc nức nở khi nhìn thấy bố mẹ.
"Điều đáng tiếc nhất của vụ này sau khi tìm được con, đáng lẽ điều cần làm nhất là tham vấn tâm lý cho Hồng thì người nhà lại chỉ đưa cháu về rồi thôi", ông Nhật chia sẻ.
Theo ông Nhật, điều quan trọng nhất mà các khách hàng muốn nhờ thám tử điều tra giúp khi con bỏ đi là xem các cháu còn sống không và đang ở đâu rồi đưa trở về. Một số người còn muốn được tham vấn tâm lý hay được nhờ thám tử tiếp tục theo dõi, kiểm tra lịch hoạt động của con mình.
Trường hợp của cậu bé lớp 10 tên Thái ở Thụy Khuê, Hà Nội cách đây 2 tháng là ví dụ. Thái rất ham game, mê hip hop và thường nhuộm tóc xanh đỏ, mặc quần áo theo trào lưu unisex (con trai và con gái mặc như nhau), luôn cãi lại bố mẹ, lười học, thích đánh nhau... Bố Thái lại rất bảo thủ nên luôn coi con là đứa bỏ đi, vô đạo đức và không tiếc lời mắng chửi.
Lần đầu Thái bỏ nhà đi, bố mẹ rất hốt hoảng vì không biết nguyên do gì. Sau đó, thám tử nhanh chóng tìm được và biết, vì em mượn tiền của chú để đi học nhảy nhưng chưa xoay được tiền trả nên sợ quá không dám về.
Tuy nhiên, sau đó, Thái cứ ở nhà vài ngày lại đi, lần vì cãi nhau với bố, lần thì theo bạn đi chơi. Gia đình muốn ngoài việc tìm kiếm em, có thể xác định xem Thái có bị pê-đê, chơi với nhóm bạn nào, liệu có nghiện hút hay thường xuyên bỏ học không.
Kế hoạch thăm dò thông tin được Nhật vạch ra. Một thám tử dáng thư sinh, hóa trang giống như dân gay, tìm đến địa điểm Thái hay tới và giả vờ "gạ gẫm" nhưng em tỏ vẻ sợ hãi, chửi bới rồi bỏ chạy. Kết hợp với những chi tiết khác, nhóm thám tử kết luận: Thái không phải là gay, em ăn mặc điệu đà chỉ vì đua đòi theo bạn. Tuy nhiên, việc Thái thường xuyên bỏ đi chơi là có thật.
Vấn đề quan trọng nhất lúc này là làm sao có thể giúp Thái muốn về nhà và hóa giải mâu thuẫn giữa bố con em. Thám tử lại phải vào vai của một chuyên viên tâm lý. Ông trò chuyện với người cha về bóng đá, các sự kiện trên thế giới và cuối cùng quay về những khác biệt trong suy nghĩ, cách sống giữa các thế hệ. Sau một hồi, bố Thái cũng hiểu ra, tuổi teen có quá nhiều điểm khác biệt so với cha mẹ chúng, nhưng như thế không có nghĩa là sai trái. Ông đồng ý sẽ cố gắng quan tâm và hiểu con trai.
Sau 8 năm trong nghề, tiếp xúc nhiều với giới trẻ, theo thám tử Hoàng Dương Bình, gốc rễ của hiện tượng trẻ bỏ nhà đi nhiều khi xuất phát từ người lớn. Thật ra, nhiều người luôn thể hiện mong muốn của mình với con bằng thái độ áp đặt, thậm chí là cả bạo lực. Họ nghĩ mình làm thế là vì con nhưng lại không bao giờ đặt mình vào vị trí của con để hiểu trẻ đang nghĩ gì, cần gì.
Về phía trẻ, ở tuổi này, các em bùng nổ cái tôi, khát khao xác lập cá tính của mình và rất coi trọng bạn bè. Các em đã nhận thức được đúng, sai nhưng lại bị cảm xúc chi phối. Và tất cả những điều này đôi khi đối lập với môi trường cấm đoán của gia đình. Hãy liên hệ với công ty chúng tôi theo thông tin trên website đẻ được hỗ trợ, rất hân hạnh được hợp tác với quý vị.
- Chưa có bình luận nào về bài viết này
-
13/01/2014
Dịch vụ thám tử điều tra ngoại tình vs thám
-
12/01/2014
Ngoại tình, hãy phát hiện sớm và ngăn chặn kịp
-
05/01/2014
Hỏi đáp về dịch vụ thám tử theo dõi ngoại
-
21/12/2013
Thám tử vào mùa bắt ngoại tình cuối năm
-
07/12/2013
Thám tử Tấn Phát chung tay chống hàng giả, hàng
-
20/10/2013
Lý do để chọn thám tử Tấn Phát